Đầu tiên hãy lưu ý những dấu hiệu sau:
Khi khoảng cách giữa các lần tiểu tiện của con bạn trở nên dài hơn vào ban ngày, và tã khô vào buổi sáng vì bé không đi tiểu vào ban đêm, đó là khoảng thời gian để bắt đầu tập bé đi vệ sinh. Khi bạn thay tã, trò chuyện với bé bằng một giọng an ủi: "Con đã tè chưa? Được rồi, mẹ sẽ thay tã cho con nha." Điều này giúp bé có thể liên kết các hành động tiểu tiện với các từ như "đi tè", hoặc bất kỳ từ nào khác mà bạn muốn sử dụng.
Bạn có thể chuyển sang mặc tã quần cho bé hoặc cho bé ngồi bô, dùng cách hiển thị hình ảnh từ cuốn sách minh họa dạy cho bé việc đi vệ sinh đúng cách. Hoặc hiệu quả hơn có thể để cho bé thấy mẹ hoặc cha sử dụng nhà vệ sinh như thế nào.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ước lượng thời gian tiểu tiện và đại tiện của bé, hãy thử viết vào "nhật kí tập bé đi vệ sinh" để ghi lại những lần khi bé vệ sinh.
Khi bạn thấy rằng thời gian tiểu tiện của bé dài hơn, đó là thời gian để bắt đầu viết nhật ký tập bé đi vệ sinh! Sau khi thay tã cho bé vào buổi sáng, kiểm tra lại sau khoảng một giờ rưỡi đến hai giờ. Sử dụng khoảng thời gian không ảnh hưởng đến thói quen hằng ngày của bé - như: giờ ăn hoặc thời gian ngủ - để kiểm tra và ghi lại từ hai đến ba ngày. Điều này có thể trở thành một tài liệu tham khảo có giá trị khi bạn bắt đầu tập cho trẻ đi vệ sinh đúng cách!
●Tập tin tải về
Nhật kí tập bé đi vệ sinh là một tập tin dạng PDF được in trên khổ A4. Bạn cần cài đặt chương trình "Adobe Reader"để in các tập tin sau khi tải về. Nếu bạn không có chương trình, xin vui lòng tải về từ liên kết dưới đây.
Đầu tiên, bé cần phải hiểu rằng nhà vệ sinh là nơi để bé loại bỏ các chất thải ra từ trong cơ thể. Cố gắng để ước lượng thời gian bé sẽ tiểu tiện và đưa bé lên bồn cầu của nhà vệ sinh, hoặc giữ bé ở đó và "xi tè" để khuyến khích bé tiểu tiện. Dấu hiệu tốt là khi bé thức dậy vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa mà tã vẫn khô ráo, khi bé đã tích lũy được khá nhiều lượng nước tiểu, đây là thời điểm bé tiểu tiện.
Kể cả khi bé không chịu tiểu tiện bạn cũng đừng quá thất vọng. Bạn không cần phải liên tục bắt bé vào nhà vệ sinh. Chỉ cần đưa bé vào nhà vệ sinh khoảng 3 lần một ngày là đủ.
Một khi con của bạn có thể tiểu tiện khi bé được đưa vào nhà vệ sinh, hãy chú ý những dấu hiệu khi bé muốn tiểu tiện hoặc đại tiện. Khi bạn thấy bé bồn chồn hoặc chạm vào quần của mình trong quá trình chơi, hãy nói với bé nếu con muốn đi vệ sinh hãy vào nhà vệ sinh nhé. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ các nhu cầu để loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể.
Điều quan trọng là nhắc nhở bé đi vệ sinh đúng thời điểm, chẳng hạn như: khi bạn nghĩ rằng bé có thể có nhu cầu. Rủ bé khi bé không có nhu cầu sẽ dẫn đến điều thất bại. Bé sẽ không chịu tiểu tiện hay đại tiện gì cả! Thêm một điểm nữa cần lưu ý, là ngay cả khi bạn không hỏi bé xem bé có muốn đi vệ sinh không mà chỉ la mắng bé chỉ làm mọi thứ thêm tồi tệ!
Trong thời gian luyện tập này, bé có thể cho bạn biết trước khi bé thực sự muốn đi vệ sinh. Ngay cả khi bé chưa biết nói, bé có thể chạy tới mẹ hoặc cha của mình và ra dấu hiệu thể hiện rằng bé muốn cởi chiếc tã bé đang mặc. Trẻ thậm chí còn có thể nắm lấy tay của bạn và kéo bạn về phía nhà vệ sinh. Khi điều đó xảy ra, bé dần dần hoàn thành bước 1 của việc ngưng dùng tã. Khi bé có thể thông báo cho bạn biết trước việc bé muốn đi vệ sinh, hãy nhớ khen ngợi bé!
Không nên ngưng hẳn việc dùng tã liền, ngay cả khi bé có thể cho bạn biết khi nào bé muốn đi vệ sinh. Điều đó có thể gây hụt hẫng cho bé khi bé không thể kịp thời báo cho bạn biết.
Tập bé đi vệ sinh đôi khi có thể giống như một cuộc tranh đấu liên tục từng bước một. Ngay cả khi mọi chuyện có vẻ suôn sẻ cũng đừng nghĩ ngay đến việc ngưng tã cho bé. Bạn nên duy trì đúng thời gian và tốc độ theo hướng dẫn!
Khi bé dường như không tiến bộ hoặc có vẻ không đạt được hiệu quả tốt, nên dừng lại và chờ thời gian thích hợp hơn để bắt đầu lại việc luyện tập bé đi vệ sinh không cần tã.
Làm thế nào để biết nên ngưng quá trình luyện tập cho bé đi vệ sinh không cần tã?
Để việc luyện tập bé đi vệ sinh thú vị hơn cho cả bố mẹ và bé, điều quan trọng là phải để nó trở nên dễ dàng. Đừng bao giờ vội vàng và la mắng bé. Hãy hiểu rằng đến một lúc nào đó việc đi vệ sinh sẽ là một điều tự nhiên của bé!
Lần đầu tiên bé sử dụng nhà vệ sinh và tự đi vệ sinh, đừng la mắng hay thể hiện sự thất vọng của bạn về bé, để tránh làm bé sợ hãi và cảm thấy mình không được khích lệ.
Ngay cả khi bé không hoàn thành tốt hoặc khi bé chỉ báo cho bạn sau khi bé đã tiểu tiện trong tã, hãy cứ khen ngợi bé, điều này sẽ giúp bé cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Con bạn thích nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bạn. Bằng cách ca ngợi bé, bạn cũng đang giúp bé phát triển sự tự tin. Và khi bạn giúp bé thấy mối liên hệ giữa hành động của việc tiểu tiện và những từ như "tè", sẽ thúc đẩy bé biết đó là lúc bé thông báo với bạn việc bé muốn tiểu tiện!
Đây không phải là điều tuyệt đối cần thiết, nhưng nó khá hữu ích nếu bé sợ vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, cuối cùng bạn vẫn sẽ cần phải dạy cho con bạn cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, do đó hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng bô để phụ trợ.
Một công cụ hữu ích được thiết kế có kích thước nhỏ hơn so với đường kính của bồn cầu thật. Thêm giá đỡ cho chắc chắn nếu bạn muốn.
Được tư vấn bởi:
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê - Trưởng khoa nhi bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc