Bé phải đạt được sự phát triển thể chất với một hệ thống thần kinh phát triển hoàn chỉnh trước khi bạn bắt đầu quá trình luyện tập cho bé. Trẻ sơ sinh có thể tiểu tiện cả ngày lẫn đêm vì bàng quang của bé rất nhỏ khiến bé tiểu tiện một cách không kiểm soát.
Tuy nhiên, khi bé phát triển, khả năng chứa lượng nước tiểu của bàng quang tăng lên, và cơ thể của bé sẽ bắt đầu sản xuất một loại hormon giảm thiểu việc bé tiểu tiện vào ban đêm. Đồng thời, khi bộ não phát triển, các tín hiệu "Bàng quang đã đầy nước tiểu" hoặc "Đã đến lúc bé tiểu tiện!" được phát ra khi bàng quang đã chứa đủ lượng nước tiểu.
Đây là cách một đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu các yêu cầu để đi tiểu tiện. Đó cũng là bước đầu tiên để bé tập với việc không cần tã.
Ngày nay, quá trình luyện tập bé đi vệ sinh không chỉ là "bỏ tã" mà ngay từ lúc tập dần thói quen không mặc tã cho bé. Khi não bộ và cơ thể bé phát triển đến thời điểm thích hợp, đây sẽ là lúc bé chuẩn bị ngưng mặc tã.
Khi bé lớn...
Bé thường muốn tiểu tiện là do...
Ngay cả khi bộ não và cơ thể trẻ phát triển đến một giai đoạn nhất định, không có nghĩa là bé biết sử dụng nhà vệ sinh. Nhận thức được các yêu cầu khi muốn tiểu tiện là bước đầu tiên của quá trình tập cho bé tự biết đi vệ sinh. Ngay cả khi, bằng cách nào đó bé có thể phát hiện bàng quang đã đầy hoặc bé biết bé muốn tiểu tiện, thì vẫn còn một số điều bé cần tập trước khi ngưng dùng tã.
Hiện vẫn còn một vài vấn đề trẻ cần phải hiểu trước khi bé có thể nói với mẹ hoặc cha khi bé cần phải "đi vệ sinh" và nhịn cho đến khi bé vào nhà vệ sinh.
Phát triển trí tuệ giúp con bạn có được kỹ năng giao tiếp, và nhận ra nhà vệ sinh là một nơi để loại bỏ các chất thải trong cơ thể của bé. Điều này đóng một phần quan trọng trong việc hướng dẫn bé hoàn toàn bỏ được việc mặc tã.
Hãy luyện tập cho bé một cách nhẹ nhàng chứ không gay gắt! Ngoài ra, việc bạn tập cho bé đi vệ sinh sớm không có nghĩa là bé có thể ngưng tã sớm hơn. Hơn thế nữa, đây không phải là khả năng tiếp thu của bé hoặc bạn phải quát nạt bé, điều đó chỉ thêm sự căng thẳng cho cả bạn và bé.
Điều quan trọng là phản ứng một cách thích hợp khi bé muốn tiểu tiện.
Ví dụ, nếu bé khó chịu không thoải mái vì bé đã tiểu tiện trong tã của mình, hãy bình tĩnh hỏi: "Con muốn đi tiểu hả? Mẹ thay tã khác cho con dễ chịu hơn nha" và hãy thay tã khác cho bé. Khi bạn thấy bé có dấu hiệu muốn tiểu tiện, hãy hỏi bé xem bé có muốn vào nhà vệ sinh không. Tiếp tục làm những điều như thế để bé thấy đi vệ sinh có thể là một trải nghiệm thú vị!
Mặc dù mỗi đứa trẻ có thể bắt đầu việc tập đi vệ sinh tại những thời điểm khác nhau, nhưng tốt nhất hãy bắt đầu khi bé 2 tuổi.
Bạn có thể nói rằng đây là những dấu hiệu khi bé có khả năng nhịn khi bé muốn tiểu tiện. Bé có thể thể hiện những trạng thái sau khi bé tiểu tiện trong tã, đừng quá lo lắng về vấn đề này.
Được tư vấn bởi:
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê - Trưởng khoa nhi bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc