Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bé vẫn bị hăm tã dù bạn đã cố gắng hết sức để chắc chắn rằng nó không xảy ra?
Chúng ta hãy hiểu rõ nguyên nhân của hăm tã, để chúng ta có biện pháp ngăn ngừa nó tốt nhất nhé.
Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là " Viêm da do kích ứng với tã". Nó gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé và đôi khi bạn sẽ thấy chúng nổi những đốm tương tự như phát ban (giống những đốm phỏng do nóng). Da ở tình trạng bị viêm gây ngứa và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.
Hiện tượng hăm tã có thể lan ra ngoài phần tã như thắt lưng hoặc bắp đùi. Da bé bị viêm xung quanh đùi nơi da bé tiếp xúc trực tiếp với vách chống tràn của tã.
Hăm tã khác với phát ban do nóng hoặc viêm da dị ứng. Việc viêm da do hăm tã chỉ xảy ra trong khu vực tã tiếp xúc với da của bé. Khi thời tiết nóng, vùng đáy tã bọc mông bé dễ bị ban do nóng. Do đó, bạn có thể nhầm lẫn triệu chứng phát ban do nóng với hăm tã.
Những dấu hiệu của hăm tã
Sau đây là những dấu hiệu khi bé bị hăm tã
Hăm tã xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Phổ biến nhất là do da bé bị kích ứng, phát sinh khi bé mặc tã ướt hoặc bẩn trong thời gian dài. Vì vậy, vấn đề vệ sinh có thể gây nên khả năng bị hăm tã.
[Một số lời khuyên từ bác sĩ]
Da được hình thành bởi các lớp cơ chế bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn các chất gây kích ứng từ bên ngoài xâm nhập vào da. Đối với trẻ em, cơ chế bảo vệ này chưa được phát triển hoàn chỉnh. Da bé mỏng manh và nhạy cảm nên dễ dàng bị thâm tím và tổn thương do khả năng miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Hơn nữa, bé càng nhỏ tháng thì số lần bé tiểu tiện và đại tiện càng nhiều, bạn cần vệ sinh kỹ, sạch sẽ để phần mông bé luôn khô thoáng mỗi khi bé tiểu tiện và đại tiện.
Khi tã không được thay trong một thời gian dài, nhiệt độ và độ ẩm trong tã gây ra hiện tượng nhăn da, làm cho da dễ bị tổn thương hơn. Da có thể bị hư hỏng chỉ đơn thuần là do cọ xát với bề mặt của tã. Khi bé đại tiện và tiểu tiện trong tã, độ pH của da em bé sẽ tăng, làm tăng tính dễ bị tổn thương của da với các chất kích ứng.
Ngoài ra, nếu bé mặc tã hoặc quần quá chật, việc cọ sát liên tục giữa da và tã có thể gây ra viêm da.
Làm thế nào để xác định thời điểm thay đổi kích cỡ tã phù hợp cho bé
Ngoại trừ trẻ sơ sinh, bạn nên chọn kích thước tã cho bé theo trọng lượng của bé. Lưu ý rằng hai bé có cùng một cân nặng nhưng một bé có thể mũm mĩm hơn, bé còn lại có thể là ốm và cao hơn. Vì vậy, các yếu tố khác mà bạn cần phải xem xét cho sự phù hợp của tã là phần quanh eo và bắp đùi của bé.
Nếu bạn thấy rằng khu vực xung quanh bụng bé khá chặt (không đủ không gian cho một ngón tay) và bạn phải dùng đến phần rìa của miếng dán tã thì đó là thời gian để thay đổi kích cỡ tã cho bé. Nếu bạn tìm thấy các dấu hằn đỏ trên vùng eo và đùi của bé sau khi tháo tã, đây cũng là dấu hiệu khác cho thấy bé đã phát triển vượt quá kích cỡ tã hiện hành. Đó là thời gian để đổi tã cho bé với kích cỡ tã lớn hơn.
Các điều kiện sau đây làm tăng nguy cơ bùng phát chứng hăm tã. Cần chăm sóc đặc biệt để vùng mông của bé luôn được vệ sinh sạch sẽ trong những tình huống:
[Lời khuyên từ bác sĩ]
Ngày nay, các chức năng của tã đã được cải thiện rất nhiều với khả năng thấm hút nhanh chóng. Chúng hấp thụ chất lỏng ngay lập tức và giữ nó bên trong, giúp da của bé luôn khô thoáng. Kết quả là số lượng các bé bị hăm tã đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tã không thể hấp thụ các chất rắn như phân ở thể rắn. Nếu bé của bạn đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, hoặc bé bị tiêu chảy, rất có khả năng dẫn tới hăm tã. Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận trong khí hậu nhiệt đới, nơi bệnh tiêu chảy do vi rút Rota rất phổ biến. Bệnh này có thể gây ra tiêu chảy dữ dội kéo dài và làm tăng nguy cơ hăm tã cho các bé.
Bên cạnh tình trạng viêm da do nhiệt, độ ẩm và chất bẩn trong tã, hăm tã cũng có thể được gây ra bởi các loại nấm. Tình trạng này được gọi là "?? Candida". Viêm da ở khu vực bé mặc tã gây ra bởi một loại nấm gọi là "Candida".
Bình thường hăm tã được giới hạn trong khu vực bé mặc tã. Các đặc tính đáng lưu ý của triệu chứng viêm nấm da dễ dàng tìm thấy giữa những nếp gấp của da bé, và các vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã. Những đốm dị ứng màu đỏ phát triển nhiều, xuất hiện vảy, "bộ phận sinh dục và hậu môn của bé" bị tổn thương (vùng tổn thương nổi mẩn đỏ). Khi bé bị hăm tã bởi viêm da Candida thì sẽ rất phức tạp, chúng không giống với điều trị chứng hăm tã bình thường. Dùng kem steroid (bôi ngoài da) có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy cẩn thận khi điều trị.
Nếu bạn áp dụng kem theo đúng quy định nhưng tình trạng da của bé có xu hướng tệ hơn, có thể là da bị viêm do nấm. Hoặc bé bị "Dị ứng da" bởi thuốc thoa. Hãy đến ngay bác sĩ để chữa trị kịp thời.
[Lời khuyên từ bác sĩ]
Một số kết quả thông thường khi sử dụng kem chống hăm tã:
1. Phục hồi 2. Không phục hồi 3. Tệ đi
Nếu tình trạng da bé không phục hồi, có thể do bạn bôi loại kem chưa thích hợp. Hoặc do bước chăm sóc vệ sinh cơ thể bao gồm: rửa mông bé không kỹ và đúng cách. Nếu bệnh tình nặng hơn có thể do "Dị ứng da" từ các loại kem bôi bạn đã dùng cho bé. Nhưng điều này không thường diễn ra.
Chúng ta có thể ngăn ngừa chứng hăm tã từ việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Chúng ta không thể nào tránh được việc mông bé thường xuyên tiếp xúc với các chất bẩn, như: phân và nước tiểu. Nhưng bạn cố gắng giữ cho mông bé sạch sẽ và đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt nhất.
Khi bé vẫn còn bú sữa hoặc vừa bắt đầu ăn các thức ăn ở dạng rắn, hãy thường xuyên kiểm tra tã bất cứ khi nào bé vừa tỉnh dậy từ sau một giấc ngủ ngắn. Nếu tã có nhiều phân hay nước tiểu, cần thay đổi tã ngay lập tức. Đây là biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất nhằm tránh cho da bé tiếp xúc lâu với chất bẩn trong tã.
Lau mông bé nhẹ nhàng, kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không còn sót lại nước tiểu hoặc phân trên da của bé. Khi bạn lau cho bé, hãy nhớ không chỉ làm sạch các khu vực xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục mà còn xung quanh đùi, nếp gấp da và bụng dưới.Tốt nhất là sử dụng bông gòn thấm nước ấm và khăn lau luân phiên nhau. Hãy lau nhẹ nhàng, không chà xát.
Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, luôn luôn lau từ trước ra sau. Nếu bạn lau từ sau ra trước, vi khuẩn có thể được chuyển từ mông bé đển âm hộ. Điều này dễ gây ra "viêm âm hộ-âm đạo" hay "viêm bàng quang". Nếu phân ướt được tìm thấy xung quanh âm hộ, dùng ngón tay của bạn nhẹ nhàng mở những nếp gấp da và lau sạch sẽ một cách cẩn thận.
Vệ sinh cho bé sau khi bé tiểu tiện, nhẹ nhàng lau khô phần đầu dương vật bé. Sau khi cho bé đại tiện phải rửa lại thật sạch hạ bộ của bé bao gồm cả khu vực phía sau dương vật và tinh hoàn, nơi phân có thể còn đọng lại.
Khi bé bị tiêu chảy, mông bé hầu như bị dính bẩn từ phân. Rất khó để vệ sinh sạch sẽ với một miếng bông nhỏ. Nếu bạn cứ lau nhiều lần như thế vào mông bé mỗi khi tiêu chảy sẽ gây tổn thương cho da bé. Cố gắng dùng biện pháp rửa thay vì lau chùi sẽ tốt hơn.
Chậu rửa mông
Vệ sinh nhanh phần mông bé. Sau đó đặt mông bé vào một chậu đầy nước ấm và rửa nhẹ nhàng khu vực đó. Bạn có thể sử dụng bồn rửa để thuận tiện hơn.
Vòi sen
Nếu bé có thể tự ngồi hoặc đã biết đứng chựng, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen. Nhưng phải cẩn thận coi chừng bé bị trượt ngã trong hoặc sau khi tắm.
Dùng nước ấm để vào chai nhựa
Đây là một phương pháp hiệu quả nếu cổ bé vẫn còn yếu sau khi sinh, vẫn cần nâng đỡ. Khi thay tã, tháo tã ra khỏi mông sau đó đổ nước ấm từ trong chai lau nhanh cho bé.
Nếu da bé không hoàn toàn khô ráo trước khi mặc tã, nhiệt độ và độ ẩm có thể bị giữ lại trong tã. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng mông bé sau khi tắm. Không chà mạnh, chỉ xoa nhẹ bằng khăn khô. Mông bé phải hoàn toàn khô ráo trước khi thay tã mới. Cho bé khoảng thời gian ít phút không mang tã để mông bé được thông thoáng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Nếu bé bị hăm tã hãy lau thật nhẹ nhàng vùng mông bé. Nếu những biện pháp trị liệu tại nhà không có hiệu quả hãy nhanh chóng đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Về cơ bản cũng giống như ngày bình thường nhưng cần thận trọng hơn để tránh chà xát vùng da bị viêm. Khuyến khích sử dụng bông gòn được làm ẩm bằng nước ấm và không vắt ra quá nhiều nước. Nhẹ nhàng chấm lên những vùng da bị viêm. Khi tắm cho bé, sử dụng nước ấm có nhiệt độ trung bình để nước không quá nóng với da bé. Khi tắm, rửa cho bé bằng xà phòng hoặc xốp tạo bọt. Chỉ nên sử dụng xà phòng 1 lần/1 ngày. Bạn không cần phải sử dụng xà phòng mỗi khi bạn rửa mông cho bé. Nếu thấy bé khóc do đau rát khi bạn sử dụng xà phòng, ngừng sử dụng ngay lập tức và chỉ nhẹ nhàng rửa bằng nước ấm.
Nếu bạn phát hiện ra nhưng đốm mẩn đỏ ở mông bé vào buổi sáng sau khi mặc tã suốt đêm, bạn nên rửa sạch và theo dõi tình trạng của bé. Tuy nhiên, nếu em bé khóc do đau mỗi khi bạn lau cho bé, hoặc nếu bạn thấy rằng các khu vực bị nhiễm bệnh đang lây lan nhanh chóng, tốt nhất nên đến bác sỹ. Bé sẽ phục hồi nhanh hơn nếu bạn sử dụng thuốc theo đúng quy định.
Kem không có chất Steroid
Kem bôi thường được quy định dùng cho hăm tã là một loại kem chống viêm không steroid (như oxit kẽm, mỡ). Tắm em bé hoặc cho bé vào chậu lau mình bé trước khi thoa một lớp mỏng thuốc mỡ trên vùng da bị hăm tã.
Kem có chất Steroid
Nếu kem bôi không-steroid không hiệu quả, kem steroid hoặc steroid với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ có thể được chỉ định. Trong trường hợp này, chỉ dùng một lượng nhỏ thoa vào khu vực da bị viêm. Không chà xát mà chỉ xoa nhẹ để lại một lớp kem mỏng trên da và cần chắc rằng bạn không để kem lan ra vùng da không bị viêm. Luôn luôn làm theo những hướng dẫn của bác sĩ. Ngừng ngay sử dụng kem khi viêm da đã được ổn định.
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được sử dụng để điều trị da bị viêm do nấm. Tuy nhiên, lưu ý rằng có một số thuốc kháng viêm nấm trên thị trường chỉ được sử dụng một lần một ngày. Nếu bạn không nắm được thông tin này và dùng thuốc này nhiều lần trong ngày, nó sẽ gây khó chịu và làm cho bệnh viêm da của bé nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Được tư vấn bởi:
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê - Trưởng khoa nhi bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc